Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ dịch Covid-19
Nhằm giúp người lao động và doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn. Chung tay thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa chống dịch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ dịch Covid-19 một cách nhanh chóng.
Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cũng đã có văn bản chỉ đạo khẩn cấp xuống các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc về việc khẩn cấp thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh. Giảm đi thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, đa dạng các hình thức nộp hồ sơ, hỗ trợ qua các kênh thông tin điện tử,…là những chính sách mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang thực hiện để hỗ trợ kịp thời đến các đối tượng khó khăn do đại dịch Covid-19.
Mục lục
Khẩn trương thực hiện chính sách hỗ trợ dịch Covid-19
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; việc một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Toàn ngành BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện; và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt là công tác xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong nội bộ. Ngành đã sớm hoàn thành việc gửi thông báo về số tiền (khoảng 4.322 tỷ đồng) do giảm mức đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến hơn 375 nghìn đơn vị, với trên 11,2 triệu lao động, góp phần hỗ trợ kịp thời DN khắc phục khó khăn, hỗ trợ NLĐ phòng, chống dịch Covid-19.
Tiếp tục đồng hành hỗ trợ DN và NLĐ giảm bớt khó khăn, BHXH Việt Nam yêu cầu giám đốc BHXH các địa phương quán triệt công chức, viên chức, NLĐ tuân thủ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và BHXH Việt Nam trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với DN và NLĐ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cần tập trung ưu tiên thực hiện của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay.
Theo dõi nắm rõ tình hình doanh nghiệp
BHXH các địa phương được yêu cầu phân công, theo dõi, nắm bắt, đôn đốc. Hướng dẫn các DN gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sớm lập hồ sơ; để được giải quyết việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định. Yêu cầu đặt ra là tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục; hồ sơ ngoài quy định tại Quyết định số 23, không để hồ sơ quá hạn. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót cần kịp thời hướng dẫn; không để tình trạng hồ sơ chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.
Đồng thời, yêu cầu BHXH các địa phương khi nhận được quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ của các sở lao động – thương binh và xã hội, thực hiện chuyển ngay kinh phí để DN hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ, nhằm duy trì việc làm bền vững của đơn vị, DN.
Nắm rõ danh sách người lao động mất việc
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các địa phương kịp thời thực hiện xác nhận; các danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Danh sách NLĐ ngừng việc, danh sách lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và danh sách NLĐ được DN đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất để DN, NLĐ có đủ hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định đời sống. Hoặc vay vốn để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DN…
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đôn đốc kiểm tra
Cùng ngày, BHXH Việt Nam cũng ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXH về việc thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do đại dịch Covid-19 trong Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại BHXH 19 tỉnh, thành phố.
Đoàn công tác sẽ tập trung làm việc với các nội dung: Kiểm tra, đôn đốc; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 68; chính sách BHYT và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành tại các địa phương. Đoàn cũng sẽ làm việc, trao đổi, phối hợp với lãnh đạo tỉnh, thành phố. Đồng thời tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của địa phương để tháo gỡ những khó khăn; vướng mắc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành.
Trên 375.000 doanh nghiệp với hơn 11,2 triệu lao động được hỗ trợ
Theo thống kê, đến hết ngày 16/7, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã hoàn tất thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với hơn 11,2 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng.
Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ giảm mức đóng lớn nhất cả nước với 101.356 doanh nghiệp, tương ứng hơn 2,3 triệu người lao động được hỗ trợ, tổng số tiền hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng. Theo sau là Hà Nội có trên 87.000 doanh nghiệp với hơn 1,4 triệu người lao động, tổng số tiền hỗ trợ trên 640 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh,…Là những địa phương có số doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ giảm đóng rất lớn.
Có thể thấy, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ là rất lớn. Không chỉ là những giải pháp cấp thiết trong hiện tại mà còn giúp người lao động; và doanh nghiệp có sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh. Đủ sức tự đứng vững, vượt qua các khó khăn của dịch bệnh.