Đầu tư nông nghiệp kỳ vọng vào các doanh nghiệp trong nước

Đầu tư nông nghiệp kỳ vọng vào các doanh nghiệp trong nước

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Nông nghiệp được coi là khối ngành vô cùng quan trọng của nước ta. Nó đóng vai trò to lớn, đóng góp vào đời sống xã hội, phát triển kinh tế cả nước từ lâu đời. Với nền văn minh lúa nước lâu đời của Việt Nam, chúng ta không thể thiếu nền nông nghiệp trong phát triển kinh tế thị trường. Đối với nền kinh tế đầu tư, việc bỏ qua nông nghiệp là điều vô cùng thiếu sót.

Thị trường nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây có nhiều điểm sáng nhờ FTA. Hiện tại, số vốn đầu tư từ nước ngoài cho ngành nông là khá lớn. Song, việc các DN đầu tư vào lại khá khiêm tốn. Vậy điều gì khiến cho nền nông nghiệp nước nhà kém thu hút những ông lớn khối nội? Trong những năm tới, đầu tư nông nghiệp vẫn sẽ kỳ vộng vào các DN trong nước. Thay vì ngồi chờ “rót vốn” từ nguồn đầu tư ngân sách nước ngoài.

Thị trường nông nghiệp với điểm sáng tích cực nhờ FTA

Ở đại hội cổ đông bất thường mới đây của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Điểm gây chú ý nhất là việc ông Trần Bá Dương, Chủ tịch của Thaco Group trở thành Chủ tịch của HAGL Agrico (HNG). Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Trong chiến lược mới của HNG vào năm 2021 cũng là điều đáng quan tâm. Với tổng số tiền ước khoảng 1.900 tỷ đồng. Chế biến nông sản rất cần sự tham gia đầu tư từ những DN lớn của khối nội.

Thị trường nông nghiệp với điểm sáng tích cực nhờ FTA

Ngoài ra, doanh nghiệp (DN) này còn cho biết sản lượng trái cây của công ty trong năm 2021. Dự kiến đạt 154.000 tấn và hơn 11.000 tấn mủ cao su. Còn mức doanh thu năm nay thì dự kiến là 2.109 tỷ đồng. Từ việc phát triển thị trường xuất khẩu trái cây. Thông qua tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Mà Việt Nam đã tham gia và khai thác thị trường trong nước. Ông Trần Bá Dương cho biết với những mục tiêu, chiến lược mới của HNG trong năm 2021 là thách thức rất lớn. Nhưng ông rất mong muốn mang lại những hy vọng cho nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển.

Đầu tư nông nghiệp kỳ vọng vào DN trong nước

Thaco Group được xem là một trong những “ông lớn” trong nước

Có thể nói Thaco Group hiện được xem là một trong những “ông lớn” tiêu biểu. Của khối nội trong việc đầu tư vào nông nghiệp. Nếu như trong tháng đầu tiên năm 2021 DN này chính thức tiếp nhận HAGL Agrico. Thì đúng cách đây một năm họ đã có những hợp tác. Mang tính chiến lược với CTCP Hùng Vương (HVG). Nhằm phát triển lĩnh vực chế biến xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Việt Nam. Và các trại heo giống công nghệ cao.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Thaco đã thành lập công ty Thadi. Với tổng vốn đầu tư đến nay là 11.000 tỷ đồng. Đang sở hữu tổng diện tích đất 29.600 ha (được nhượng lại từ HNG). Trong đó đã và đang triển khai trồng cây ăn trái trên diện tích 10.000 ha. (Gồm 5.000 ha chuối) và trang trại nuôi 90.000 con bò thịt.

“Ông lớn” khối nội CTCP tập đoàn PAN

Thực tế thì một số tập đoàn hàng đầu khác của Việt Nam. Cũng đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội từ ngành nông nghiệp trong năm nay. Nhờ tác động tích cực từ các FTA vừa bước vào thực thi trong năm 2020. Như FTA Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA). Điển hình như CTCP tập đoàn PAN (với vốn chi phối của khối nội). Những năm gần đây đã rót vốn không ít vào các công ty thuỷ sản. Gạo, hạt điều, hoa quả, chế biến thực phẩm, hạt giống…

"Ông lớn" khối nội CTCP tập đoàn PAN

Như với ngành lúa gạo, trong lúc EVFTA còn ở giai đoạn đang đàm phán. Thì DN này đã đầu tư xây dựng vùng trồng nguyên liệu bền vững. Toàn bộ sản phẩm gạo đạt chứng nhận quốc tế FSSC về an toàn thực phẩm. Điều này giúp Vinaseed (thành viên của PAN). Nhanh chóng XK gạo mang thương hiệu Việt vào thị trường EU. Ngay khi EVFTA thực thi vào tháng 8/2020.

Chuyển đổi kinh tế nông nghiệp để thu hút đầu tư từ các DN trong nước

Lâm Đồng thu hút nhiều nhà đầu tư FDI nhưng số DN còn khiêm tốn

Xét về việc thu hút khu vực tư nhân rót vốn đầu tư vào nông nghiệp. Thì tỉnh Lâm Đồng có thể được xem là một trong những địa phương tiêu biểu. Hiện tại tỉnh này có 1.425 DN trong nước đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó 959 DN đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt. 400 DN đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi. 60 DN hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi. Trong khi đó, dù Lâm Đồng là một trong những địa phương dẫn đầu. Khi thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư FDI vào nông nghiệp công nghệ cao. Nhưng số DN vẫn còn khá khiêm tốn với 72 DN FDI đầu tư. Tổng vốn đăng ký 314,3 triệu USD.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa thật sự hấp dẫn

Hoặc như ở “vựa nông sản” của cả nước là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đối với các nhà đầu tư FDI thì vùng này chưa thực sự tỏ ra hấp dẫn. FDI của vùng chỉ chiếm 5,6% số dự án và 8,4% số vốn đăng ký của cả nước. Chủ yếu do bất lợi về mặt địa lý và khả năng kết nối giao thông. Vấn đề đặt ra là nếu dòng vốn FDI chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp ở ĐBSCL. Thì liệu các “ông lớn” của khối nội có mặn mà hay không ?

Thực tế cho thấy tỷ lệ DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm rất nhỏ. Trong cơ cấu DN của vùng ĐBSCL (năm 2018 chỉ chiếm 3,8%) và chỉ tập trung mảng dịch vụ. Do đó, để nâng quy mô khu vực tư nhân đầu tư nông nghiệp ở vùng ĐBSCL hiện nay, cùng với sự cởi mở từ khâu chính sách thì rất cần sự sốt sắng đầu tư của các DN lớn trong nước và nên hướng đến những ngành được coi là thế mạnh của vùng.

Chuyển đổi tư duy từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển đổi kinh tế nông nghiệp để thu hút đầu tư từ các DN trong nước

Để hút các “đại bàng” của khối nội rót vốn vào đầu tư nông nghiệp ở ĐBSCL. Giới chuyên gia cho rằng ở các tỉnh ở vùng này. Nên có sự chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp. Có thu hút được DN lớn thì địa phương sẽ có sản xuất hàng hoá nông sản lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Như chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đối với các ngành hàng nông nghiệp truyền thống ở ĐBSCL như lúa gạo, thủy sản, trái cây thì DN sẽ đóng vai trò then chốt không chỉ trong việc tổ chức hoạt động sản xuất mà quan trọng hơn là xây dựng thương hiệu, tổ chức chuỗi giá trị, và đảm bảo thị trường đầu ra.

Chúng ta phải tạo ra những giá trị gia tăng, chứ không phải là dừng lại ở gia tăng sản lượng. Trong đó, đưa vào ứng dụng công nghệ, ứng dụng công nghiệp 4.0 và chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử. Chúng ta sẽ phân khúc thị trường để đáp ứng những yêu cầu của từng thị trường mở trong những Hiệp định đối tác mà Việt Nam đã tham gia. Từ đó, tạo ra một cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Khả năng đầu tư của khu vực tư nhân vào ngành nông nghiệp trong năm 2021 sẽ vẫn tiếp tục dành sự kỳ vọng ở các “ông lớn” của khối nội. Thay vì chỉ trông chờ dòng vốn ngoại vốn chỉ rót nhỏ giọt vào vào lĩnh vực này.

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *