Để có vốn xây đường cao tốc doanh nghiệp cần phát hành trái phiếu
Theo mục tiêu Nhà nước đã đề ra, từ nay đến năm 2030. Việt Nam cần phải xây dựng thêm 3.800 km đường cao tốc để đảm bảo phát triển kinh tế và sự giao thương giữa các địa phương, vùng miền với nhau. Tuy nhiên, khó khăn mà các nhà đầu tư hạ tầng giao thông vận tải đang gặp phải hiện nay đó là nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, nguồn vay từ tín dụng ngày càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên các doanh nghiệp cho rằng. Cần phải tìm ra một lối đi hữu hiệu mới để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông. Trong đó, giải phát tối ưu và mang nhiều tính khả thi là phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đây được coi là giải pháp mở ra lối đi cho các nhà đầu tư có thể tham gia thực hiện các dự án cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Mục lục
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là giải pháp tối ưu
Phát hành trái phiếu là giải pháp đang được một số doanh nghiệp nghiên cứu để đầu tư một số dự án cao tốc. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (Lạng Sơn – Cao Bằng) mới đây. Lãnh đạo địa phương và nhà đầu tư cùng bàn thảo vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn cho dự án. Giai đoạn 1, tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh dài 93 km, có tổng vốn đầu tư khoảng 10.646 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm: vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 5.250 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư 870 tỷ đồng và nguồn huy động hơn 4.000 tỷ đồng.
Nhà đầu tư là Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Để tháo gỡ vướng mắc về nguồn vốn tín dụng cho dự án này. Theo nhà đầu tư; đơn vị này sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư cao tốc khoảng 4.522 tỷ đồng. Trái phiếu được chuyển đổi, bảo đảm bằng quyền thu phí và bảo lãnh thanh toán của cơ quan có thẩm quyền. Lãi suất huy động khoảng 13%/năm.
Tỉnh Lâm Đồng triển khai xây dựng cao tốc bằng hình thức PPP
Tháng 6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc (Đồng Nai – Lâm Đồng) dài 66 km theo hình thức PPP. Giai đoạn một đến năm 2025, đầu tư nền đường rộng 13,5 m với 2 làn xe. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng 4 làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 16.220 tỷ đồng. Trong đó vốn nhà nước và địa phương là 6.500 tỷ đồng, vốn của nhà đầu tư và các nguồn khác 8.260 tỷ đồng.
Tỉnh Lâm Đồng cho biết. Trong cơ cấu vốn huy động, một ngân hàng đã chuẩn bị phát hành trái phiếu dự án này khoảng 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh lên kế hoạch đấu giá quyền khai thác quỹ đất được hình thành dọc tuyến cao tốc. Hiện nay, Luật PPP và Nghị định 28 của Chính phủ. Đã tháo gỡ được những nút thắt về vốn đối với các dự án xây dựng hạ tầng. Nghị định này đã quy định các nội dung phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP. Là bước tiến giúp doanh nghiệp huy động vốn xã hội hóa.
Nguồn vốn từ tín dụng ngày càng khó khăn
Ông Nguyễn Viết Huy, Vụ phó Vụ PPP, Bộ Giao thông vận tải. Cho rằng, trước đây Nghị định 15 và Nghị định 63 hướng dẫn đầu tư theo hình thức PPP. Chỉ bó hẹp trong việc vay vốn các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một số nguồn tín dụng ngày càng khó khăn.
“Theo Luật PPP; ngoài việc vay vốn tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn qua các tổ chức hay cá nhân hợp pháp đều đảm bảo. Đây là hướng đi phù hợp với bối cảnh nguồn ngân sách không dồi dào”, ông Huy nói. Thực tế các dự án PPP không giống như các dự án bất động sản hay những dự án phát triển khác. Những năm đầu hoàn vốn. Dòng tiền đều khó khăn do lưu lượng xe chưa cao trong khi phải ưu tiên trả lãi và trả gốc cho ngân hàng. Các chủ đầu tư tham gia dự án PPP luôn muốn được phát hành trái phiếu do lãi suất cố định dễ tính toán phí tài chính. Nguồn vốn này là dài hạn phù hợp với tính chất của các dự án hạ tầng.
Phát hành trái phiếu mở ra lối đi cho các doanh nghiệp
PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam(Varsi). Cho rằng, khó khăn lớn nhất của các dự án PPP là vốn huy động. Nếu cứ mặc định là vốn vay tín dụng thì không khai thông được nguồn vốn khác. 5 năm qua, không có dự án PPP nào được triển khai vì các nhà đầu tư phụ thuộc vào vốn tín dụng. Trong khi các ngân hàng hạn chế cho vay các dự án hạ tầng.
Ông Chủng cho rằng, doanh nghiệp đề xuất huy động trái phiếu là khả thi. Khơi thông được nguồn lực tài chính trong xã hội. Từ chính các chủ thể quan tâm tới dự án thông qua trái phiếu. Các nhà đầu tư có thể góp vốn với tư cách là nhà thầu thi công. Doanh nghiệp xây khu đô thị, khu công nghiệp cạnh cao tốc, đầu tư các dự án khác hình thành do chính con đường cao tốc tạo ra. “Để xây dựng 5.000 km cao tốc đến năm 2030. Chúng ta cần có đột phá huy động nguồn lực xã hội và cơ chế chính sách”, ông Chủng nói.