Hàng nghìn tấn thực phẩm đang chờ tiêu thụ mỗi ngày tại miền Nam
Trong bối cảnh dịch bệnh đang ngày càng phức tạp hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang phải hứng chịu những thiệt hại nghiêm trọng mà nó gây ra. Đặc biệt ở Việt Nam, vì dịch bệnh nên người dân phải ở nhà để tránh lây lan cộng đồng nhiều hơn, cũng chính vì thế mà việc mua bán trao đổi hàng hóa cũng phải hạn chế lại. Điều này khiến cho các chủ vườn trại, thương lái lớn gặp rất nhiều khó khăn khi hàng hóa thực phẩm sản xuất ra lại không thể bán được.
Theo thống kê mới đây, tình trạng lương thực thực phẩm đang chờ được tiêu thụ ở thị trường miền Nam đã lên đến hàng nghìn tấn. Nhiều chủ doanh nghiệp về phân phối thực phẩm đang gặp phải nhiều khó khăn khi các cửa giao thương vào thành phố lớn đều bị phong tỏa do tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, các mặt hàng như thịt gia cầm, sữa bò, sữa dê của người dân đều đang trong tình trạng tiêu hủy vì các nhà phân phối không thể đến đó để thua mua được.
Mục lục
Tình trạng dư thừa thực phẩm tại các tỉnh phía Nam
Tại các tỉnh phía Nam, một số ngành hàng nguồn cung dồi dào và có nhiều dấu hiệu dư thừa. Ví như các loại rau củ, trái cây và thuỷ sản cần tiêu thụ tới gần 6.000 tấn mỗi ngày. Báo cáo của Tổ Công tác 970 (Bộ NN-PTNT), tính đến ngày 26/7; có 414 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với Tổ công tác để được hỗ trợ kết nối tiêu thụ.
Do đó, nguồn cung dồi dào và có nhiều dấu hiệu dư thừa ở một số ngành hàng. Các tỉnh tháo gỡ, khó khăn về lưu thông tạm ổn nên lượng hàng về các đầu mối tăng. Đặc biệt, nguồn cung được dự báo sẽ tiếp tục tăng ở các nhóm sản phẩm: dưa leo, rau ăn lá, khoai lang tím, dứa, nhãn, chanh, cá nước ngọt và tôm nước mặn, thịt gà lông trắng, thịt cút và trứng cút.
Một số mặt hàng đang trong tình trạng cần tiêu thụ
Thống kê sản lượng cung ngày 25/7 từ các đầu mối cho thấy: tôm nước mặn 1.983 tấn/ngày, cá nước ngọt 620 tấn, nhãn 1.832 tấn/ngày, dưa leo 120 tấn/ngày, khoai lang 596 tấn/ngày, chanh 243 tấn, rau ăn lá 185 tấn/ngày… Đơn vị này đã hỗ trợ kết nối trên 28 đơn hàng; gồm xoài Cát Chu, rau ăn lá, thịt chim cút, cá nước mặn, các sản phẩm khô và mắm. Theo Tổ Công tác, nhiều loại cây ăn trái thu hoạch theo mùa; UBND các tỉnh cập nhật và tổng hợp tình hình tại các địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp và nhà vườn tuân thủ quy định; tổ chức thu hoạch nhanh, gọn, kết nối tiêu thụ.
Tương tự, mặt hàng rau quả và thực phẩm; cần kết hợp với thương lái, doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện ích, tổ chức từ thiện,… tại địa phương tiêu thụ nhanh. Riêng vùng nguyên liệu sản lượng lớn cần kết nối qua hệ thống phân phối; ban ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các tỉnh cũng cần công bố thời gian, sản lượng, chủng loại thu hoạch; để tham gia vào các diễn đàn kết nối cung cầu.
UBND TP.HCM đang đưa ra các phương án giải quyết
Tổ công tác cùng với phía Bộ Công Thương và UBND TP.HCM đã khảo sát 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, xem xét, cân nhắc trong khi các chợ đầu mối chưa mở cửa trở lại, có thể tính đến các phương án mở một số điểm tập kết nông sản, trạm trung chuyển nông sản tạm thời tại các khu vực lưu không của chợ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là 3 chợ đầu mối rất lớn, cung cấp nông sản cho TP.HCM và là nơi trung chuyển hàng hóa khắp các miền Nam – Bắc. Trước giãn cách xã hội, chợ đầu mối Bình Điền mỗi ngày tiêu thụ 1.500 tấn thủy hải sản; 1.000 tấn rau củ quả. Chợ Hóc Môn tiêu thụ 5.000 con heo và 2.500 tấn rau củ quả. Chợ Thủ Đức tiêu thụ 4.000 tấn rau, quả. Hiện cả 3 chợ đều tạm đóng cửa do dịch Covid-19. Nếu chợ mở cửa trở lại sẽ giải quyết được vấn đề tiêu thụ lượng lớn nông sản hiện nay.