Ngành Bảo hiểm xã hội đang tích cực để hoàn thành nhiệm vụ năm 2021
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, gây tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có mục tiêu mở rộng, thu hút đông đảo người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). Chính vì vậy, nhằm đảm bảo an sinh xã hội và hoàn thành nhiệm vụ năm 2021, ngành Bảo hiểm xã hội đang tích cực thực hiện các mục tiêu đề ra bằng nhiều giải pháp khác nhau.
Theo kết quả sơ kết ở 6 tháng đầu năm của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Mặc dù dịch Covid-19 tác động gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau, nhưng ngành cũng đã nỗ lực thực hiện được mục tiêu kép. Và trên đà đó sẽ tiếp tục tăng tốc triển khai những công việc ở 6 tháng cuối năm để đạt được những nhiệm vụ, chỉ tiêu mà ngành đã đề ra trong năm 2021.
Mục lục
Cố gắng vượt qua đại dịch, hoàn thành nhiệm vụ
6 tháng đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân bị ảnh hưởng, tác động sâu sắc bởi đại dịch. BHXH Việt Nam đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Ngành BHXH Việt Nam đã tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển người tham gia, giảm nợ đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như: Giao kế hoạch thu, phát triển người tham gia cho BHXH các tỉnh, thành phố, mở rộng hệ thống đại lý thu, rà soát, phân loại các nhóm người chưa tham gia để tập trung khai thác, trong đó chú trọng vào các nhóm tiềm năng, tăng cường thanh tra chuyên ngành, đột xuất đối với doanh nghiệp nợ, chậm đóng,…Nhờ đó, đến hết tháng 6/2021, công tác thu; phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đạt được những kết quả tích cực.
Thu hút lượng người tham gia BHXH nhất định
Tính đến ngày 5/7, toàn quốc ước có 16,17 triệu người tham gia BHXH (đạt 32,49% lực lượng lao động), trong đó có: 15 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 509.817 người so với cùng kỳ năm 2020 (tương ứng tăng 3,52%), 1,17 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 466.586 người so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 65,89%). Cả nước ước có 87,5 triệu người tham gia BHYT, tăng hơn 1,9 triệu người so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 2,23%), đạt tỷ lệ 89,63% dân số.
Công tác thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 195.143 tỷ đồng, đạt 45,23% kế hoạch Chính phủ giao năm 2021. Nổi bật 10 địa phương có tỷ lệ % số thu so với kế hoạch được giao cao. Như: Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Lai Châu, Đồng Tháp, Bình Phước; Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hưng Yên, Điện Biên. Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN ước chiếm 5% so với số phải thu, giảm 0,3% so với tỷ lệ nợ cùng kỳ năm 2020.
Giải quyết chế độ bảo hiểm đầy đủ
6 tháng đầu năm 2021, công tác giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục được ngành BHXH Việt Nam đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người tham gia theo đúng quy định. Theo đó, toàn ngành đã giải quyết hưởng mới BHXH hàng tháng cho 38.410 người. 561.570 người hưởng BHXH một lần, hơn 3,5 triệu người hưởng chế độ ốm đau, 340.289 người hưởng mới BHTN. Ngoài ra, toàn quốc có gần 76 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT với số tiền thanh toán hơn 49.000 tỷ đồng, giảm gần 2 triệu người nhưng tăng 2.343 tỷ đồng (tăng 5%) so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành Bảo hiểm xã hội tăng tốc 6 tháng cuối năm
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm. Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 ngành BHXH vừa diễn ra. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đánh giá, 6 tháng đầu năm 2021, toàn ngành BHXH Việt Nam đã đoàn kết, chung sức vượt qua nhiều khó khăn, cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT; BHTN có tăng nhưng chưa bền vững và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Theo BHXH Việt Nam, năm 2021, cả nước phấn đấu có số người tham gia BHXH đạt 35,2% lực lượng lao động trong độ tuổi, hiện đạt 32,49%, từ nay đến cuối năm, các cơ quan chức năng cần tăng thêm gần 2,7% số người tham gia, tương ứng hơn 1 triệu người.
Tồn tại nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách
Những khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách được chỉ ra là: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc, các hoạt động tuyên truyền vận động người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, thanh tra, kiểm tra phải hạn chế do thực hiện giãn cách xã hội, không tập trung đông người, thu nhập người dân giảm do dịch bệnh,…Khiến công tác phát triển người tham gia gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến, tỷ lệ nợ đọng còn cao. Một số phần mềm nghiệp vụ của ngành đang trong quá trình hoàn thiện, nâng cấp còn phát sinh lỗi; ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ giải quyết công việc…
Cần phải nỗ lực, sáng tạo hơn để đạt mục tiêu
Trước những khó khăn này, người đứng đầu BHXH Việt Nam yêu cầu, 6 tháng cuối năm 2021. Toàn ngành BHXH cần phải tiếp tục nỗ lực, sáng tạo hơn nữa. Để tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Đây là những mục tiêu không thể thay đổi cần quyết tâm hoàn thành.
Trong đó, toàn ngành cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tham gia xây dựng. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHXH các tỉnh, thành phố phải nhanh chóng tham mưu với chính quyền địa phương để kiện toàn, thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện về triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Xây dựng “bức tranh” về người có tiềm năng nhưng chưa tham gia BHXH; BHYT trên địa bàn để có kế hoạch truyền thông, vận động hiệu quả. Đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để vừa đảm bảo quyền lợi người tham gia. Vừa kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả quỹ BHYT, thực hiện đúng dự toán được Chính phủ giao năm 2021.
Tích cực rà soát, cắt giảm các thủ tục
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhấn mạnh, toàn ngành cần tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tích hợp, cung cấp thêm các dịch vụ công của ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hoàn thiện, bổ sung các tính năng, tiện ích, dịch vụ trên ứng dụng BHXH số-VssID. Đẩy mạnh giao dịch điện tử, ứng dụng VssID nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp; góp phần cùng cả hệ thống chính trị phòng chống dịch Covid-19. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch liên quan đến BHXH.
Tập trung triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội
Ngành BHXH cũng tập trung triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội hơn 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. Nhằm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động; bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bảo đảm đúng đối tượng. Giải pháp này được kỳ vọng giúp người lao động ổn định việc làm; không phải rời khỏi hệ thống BHXH. Theo đó, các đối tượng bị ảnh hưởng, nếu đủ điều kiện; sẽ được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất, được hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.