Người dân đổ xô đi mua rau ngót rừng dù giá cao cắt cổ

Người dân đổ xô đi mua rau ngót rừng dù giá cao cắt cổ

Thị trường Thông tin thị trường

Rau ngót là một trong những loại thực phẩm khá phổ biến. Loại rau này mang vị ngọt thanh nên được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt rau ngót rất phù hợp khi nấu những món canh với tôm, thịt, cua đồng. Hơn thế nữa, loại rau này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc trong mùa hè nắng nóng, chính vì vậy mà rất nhiều người lựa chọn loại rau này để bổ sung vào thực đơn hằng ngày của gia đình mình. Trong các loại rau ngót thì rau ngót rừng là loại được yêu thích nhất và được nhiều người tìm mua nhất.

Loại rau ngót rừng này thường mọc ở các vùng núi đá trên Lạng Sơn, Thái Nguyên, vì thế nên rất khó hái và không được bày bán nhiều như các loại rau ngót thông thường. Đây cũng là nguyên nhân giá rau ngót rừng thường đắt hơn rất nhiều. Nhưng bởi vì vị ngon ngọt, thanh mát hơn hẳn rau ngót thường mà người dân vẫn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua nó.

Người dân đổ xô đi mua rau ngót rừng

Có cái giá đắt khủng khiếp như vậy nhưng nhiều người vẫn chịu chi để mua loại rau ngót này. Ngót rừng là một loại rau đặc trưng chỉ có ở nơi núi đá; vị ngọt và lạ miệng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Mùa rau ngót năm nay có giá “chát” hơn so với mọi năm. Nhưng các tiểu thương cho biết khi đưa về Hà Nội vẫn “cháy hàng”.

Người dân đổ xô đi mua rau ngót rừng

Cây rau ngót rừng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau sắng…) thuộc loại cây thân mộc, ưa ánh sáng; mọc tự nhiên trên những vách đá của vùng núi cao trên 100m so với mặt nước biển. Bởi vậy, ngót rừng thường mọc nhiều ở các vùng núi đá trên Lạng Sơn, Thái Nguyên… Cuối mùa đông cây rụng hết lá già. Mùa xuân, khoảng cuối tháng Giêng là ra những đợt lá non đầu tiên, đến tháng 2-3 âm lịch cho thu hoạch ngọn, lá và cả những chùm hoa; thậm chí cây nhiều tuổi còn có cả quả cũng ăn được.

Giá của rau ngót rừng

Một người dân tại Lạng Sơn cho biết: Rau ngót rừng “xịn” không phải loại được bà con trồng; mà là loại rau quý, sống tự nhiên trên rừng, đồi núi. Nó ngọt hơn và mùi vị đặc trưng của rau rừng, cách chế biến cũng rất dễ dàng. Chỉ cần tuốt lấy những đọt lá non, rửa sạch, vò qua rồi thả vào nấu canh, thêm ít gia vị là có một món canh ngọt đậm đà tự nhiên. Muốn ngon hơn, khi nấu cho thêm ít thịt băm.

Trên thị trường, rau ngót rừng vào mùa thu hoạch có giá 150.000 đồng/kg và hoa rau ngót là 200.000 đồng/kg. Giá này đắt gấp nhiều lần rau ngót thường. Tuy nhiên, loại đặc sản này vẫn rất hút khách, nhất là giới nhà giàu sành ăn. Nhiều người còn phải đặt trước 2-3 ngày, thậm chí cả tuần mới mua được. “Loại rau này cực kỳ đắt khách, hàng về đến đâu bán hết đến đó. Phần lớn rau về sáng đến tầm đầu giờ chiều đã hết. Đặc biệt, hoa rau ngót muốn ăn còn phải đặt trước; bởi hoa gom mua được ít hơn rau rất nhiều” – một đầu mối chuyên bán đặc sản rau rừng ở Hà Nội cho hay.

Nếu như vào chính vụ ngót rừng năm ngoái, rau đổ về Hà Nội với giá chỉ 120.000 đồng/kg; thậm chí có thời điểm chỉ 80.000 đồng/kg. Hoa rau ngót rừng cũng chỉ 120.000-130.000 đồng/kg; thì giá ngót rừng năm nay được đánh giá là chát hơn nhiều.

Nguyên nhân khiến rau ngót rừng trở nên đắt đỏ

Nguyên nhân khiến rau ngót rừng trở nên đắt đỏ

Sở dĩ loại rau này đắt đỏ như vậy là do đây là loại rau được bà con người dân tộc vào tận rừng hái. Khác hoàn toàn với loại rau ngót  được người dân trồng. Với rau rừng xịn, ngoài việc hao tổn trong quá trình bảo quản, lại vận chuyển xa, phí vận chuyển cao; nên về đến Hà Nội mới có giá bán cao hơn hẳn. Người Hà Nội không chỉ cuồng lá rau ngót rừng mà vào cuối mùa, khi có hoa lại càng “sốt”. Hoa ngót rừng được nhiều bà nội trợ đánh giá ăn còn ngon hơn rau ngót rừng nhiều lần khi nấu canh hoặc đồ xôi.

Ngoài là thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng thì rau ngót rừng còn là vị thuốc. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt do bia, rượu, chỉ cần giã khoảng 40g rau ngót chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn. Lá rau ngót còn chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc,… Rễ rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp…

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *