Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3.8% trong 7 tháng đầu năm 2021

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3.8% trong 7 tháng đầu năm 2021

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hay tổ chức nước ngoài vào một nước khác. Bằng việc sử dụng vốn FDI để đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… Hình thức FDI mang ý nghĩa cũng như hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Việc đầu tư này không những mang lại lợi ích kinh tế cho đôi bên. Mà còn kéo theo nhiều sự tăng trưởng lợi ích từ an sinh xã hội.

Tại Việt Nam, nguồn vốn trực tiếp FDI trong 7 tháng đầu năm 2021 đã tăng vượt bậc với 3.8%. Đây được coi là điểm sáng đối với tình hình kinh tế cả nước trong bối cảnh dịch bệnh. Các nhà đầu tư nước ngoài còn rót vốn vào 18 ngành, 57/63 tỉnh thành của nước ta. Điều này cho thấy sự phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện an sinh xã hội cho người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3.8%

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3.8%. Được coi là “điểm sáng” trong bức tranh FDI 7 tháng qua. Vốn FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiều nhất. Theo số liệu mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong tháng 7/2021. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong tháng này giảm 14.3%. So với cùng kỳ năm ngoái và giảm 39.7% so với tháng trước. Mặc dù vậy, tính chung 7 tháng đầu năm, vốn thực hiện vẫn tăng. Cụ thể, tính đến 20/7/2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 10.5 tỷ USD. Tăng 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3.8%

Tổng vốn đầu tư trực tiếp FDI lên đến 16.7 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, tổng vốn FDI đăng ký mới, vốn điều chỉnh và vốn góp. Mua cổ phần, mua cổ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 16.7 tỷ USD. Bằng 88.9% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 11.1%. Trước đó, vốn FDI đăng ký 6 tháng giảm 2.6% so với cùng kỳ. Và 5 tháng vẫn tăng 0.8% so với cùng kỳ.

Trong tổng số 16.7 tỷ USD vốn FDI nêu trên, 1,006 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 37.9%). Với tổng vốn đăng ký đạt 10.13 tỷ USD (tăng 7% so với cùng kỳ). 561 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 9.4%). Với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4.54 tỷ USD (giảm 3.7%). Và 2,403 lượt giấy phép mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 46.1%). Với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2.05 tỷ USD (giảm 55.8%).

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 ngành ở Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực tại Việt Nam. Lĩnh vực thu hút đầu tư, công nghiệp chế biến. Chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 7.9 tỷ USD. Chiếm 47.2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5.49 tỷ USD. Chiếm 32.8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ. Với lần lượt tổng vốn đăng ký đạt 1.16 tỷ USD. Và gần 631 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

7 tháng qua, 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5.92 tỷ USD. Thứ hai là Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 2.54 tỷ USD. Đáng chú ý, nguồn vốn FDI đến từ Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới. Chiếm lần lượt 81% và 68.3% tổng vốn đăng ký của hai quốc gia này.

57/63 tỉnh, thành phố trên cả nước thu hút được dự án FDI

57/63 tỉnh, thành phố trên cả nước thu hút được dự án FDI trong 7 tháng đầu năm. Tỉnh Long An là địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước. Với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.58 tỷ USD. TPHCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1.78 tỷ USD. Và Bình Dương đứng thứ ba với 1.33 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội…

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 ngành ở Việt Nam

Cùng với đó, phương thức xúc tiến đầu tư cũng được thay đổi. Thay vì tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp như trước kia, thì nay đã được chuyển sang xúc tiến đầu tư trực tuyến, đặc biệt là vào thị trường, dự án trọng điểm. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, trong điều kiện đi lại khó khăn giữa các quốc gia do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì việc xúc tiến đầu tư trực tuyến đang được xem như một “cứu cánh” trong công tác này. Ngoài việc hạn chế những nguy cơ lây lan dịch bệnh, các hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến còn tiết kiệm chi phí, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin…

Về kinh ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực FDI. Xuất khẩu 7 tháng đầu năm tiếp tục tăng. Trong đó, xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 135.8 tỷ USD, tăng 28.9% so với cùng kỳ. Chiếm 73.7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 135 tỷ USD. Tăng 29.3% so với cùng kỳ, chiếm 73.2% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 120.9 tỷ USD. Tăng 37.6% so cùng kỳ và chiếm 64.7% kim ngạch nhập khẩu.

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *